Chào mừng các bạn đến với - Góc Thương Mại - do các cựu thành viên trường Quốc Gia Thương Mại tại Việt Nam thực hiện

29 tháng 2, 2012

giải mã bài thơ "tình già" của phan khôi

Như đã biết, cách nay chẵn 80 năm, vào dịp Tết Nhâm Thân 1932, học giả Phan Khôi đã công bố - trên phụ san Tết của báo Đông tây ở Hà Nội rồi kế đó trên tuần báo Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn - bài báo Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ. Bài báo đã đi vào văn học sử Việt Nam như hành động mở đầu phong trào cải cách thơ ca tiếng Việt ở thời hiện đại, - phong trào thơ mới, một phong trào diễn tiến mạnh mẽ, sôi động và đạt thành tựu chắc chắn chỉ trong vòng mười năm, làm thay đổi căn bản diện mạo thơ tiếng Việt, tạo ra một mặt bằng mới cho đời sống thơ ca của người Việt ở thế kỷ XX. 

1. Bài thơ mà Phan Khôi làm theo “một lối thơ mới” và đem “trình chánh giữa làng thơ” vào đầu năm 1932 ấy có tên Tình già. Trong bài thơ người ta nghe thấy lời đối đáp của một đôi tình nhân “hai mươi bốn năm xưa”: người này bảo tình yêu đôi ta đã nặng, vậy mà không thể lấy nhau, đành khuyên “sớm liệu buông nhau”, người kia bảo ta là tình nhân ngãi, “thương được chừng nào hay chừng nấy”…, thế rồi “hai mươi bốn năm sau” tình cờ đất khách gặp nhau, đôi người cũ chỉ còn cách ôn chuyện cũ, tiễn nhau rồi mà “con mắt còn có đuôi”, vẫn còn tiếc nuối ngoái trông nhau! 

Câu chuyện trong bài thơ Tình già có gắn với một chuyện tình có thật hay chỉ thuần túy là hư cấu? - muốn biết điều này, dĩ nhiên chỉ có thể hỏi tác giả. Trong số những người con của tác giả Tình già ít ra có một người, cho đến rất gần đây, đã tin rằng những tình tiết đặt vào bài thơ ấy chắc chắn là được rút từ một mối tình mà chính Phan Khôi trải qua hồi ông mới ngoài hai mươi. Không phải là Phan Nam Sinh (sinh 1940, một trong 10 người con của học giả Phan Khôi) được nghe cha mình kể lại - phần lớn đàn ông thường giữ kín những kỷ niệm loại này trước con cái. - Đây là điều ông Sinh suy ra từ một đoạn tự truyện của chính cha mình. Ấy là bài Một Phan Khôi tự truyện đăng trên Đông Dương tạp chí số Xuân năm 1939. 

vợ chồng học giả Phan Khôi

2. Tôi (Lại Nguyên Ân, tác giả bài viết) đã tìm được 2 bài hồi ức đều mang nhan đề như trên (Một Phan Khôi tự truyện), đăng báo vào dịp đầu xuân các năm 1940, 1942, nhưng chính bài trên Đông Dương tạp chí số Xuân năm 1939 thì tôi chưa tìm ra. Tư liệu này nhà nghiên cứu Vu Gia đọc được gián tiếp qua nhà văn Thế Phong (Phan Khôi qua một chuyện tình trong tù / Giáo dục phổ thông, Sài Gòn, số xuân/số 52-53/1960). Dưới đây xin phép được mượn tài liệu của hai nhà văn Thế Phong và Vu Gia để thuật lại câu chuyện này, có lẽ cũng còn ít người biết. 

Quả là “hai mươi bốn năm xưa”, tính đến năm 1932 ấy! Chuyện xảy ra vào năm 1908, khi Phan Khôi, gần 21 tuổi, bị “án đồ tam niên”, giam tại nhà ngục Quảng Nam, do liên can vụ án xin xâu 1907. Trong khi gia đình người vợ chưa cưới tuyên bố thoái hôn vì lý do chàng rể Phan Khôi lâm vòng lao lý, thì lại có một người đàn bà khác, một mệnh phụ phu nhân, tình cờ gặp gỡ và say mê chàng nho sinh đang trong thân phận tù đày. Oái oăm làm sao, đấy lại là vợ một viên quan võ hàng tứ phẩm được cử trông coi nhà tù. … 

Một ngày kia, viên quan sai lính vào lao hỏi viên đội xem trong đám tù nhân có ai viết chữ tốt thì lấy một người ra viết câu đối cho mình, người ta cử Phan Khôi. Lúc ấy Phan Khôi thấy trong mình đang mệt nhưng nghĩ được dịp đi ra ngoài nhà lao cũng thích. Ta hãy nghe một đoạn do chính Phan Khôi viết ra. … 

“Đến nơi, thấy một đống cũng đến chín mười cân lụa đỏ bỏ ngổn ngang trên chiếu giải dưới đất và một nghiên mực lớn mài sẵn. Một người đàn ông chừng năm mươi tuổi, to lớn, mặt đen, mũi to, ngồi trên sập giữa nhà, ấy là ông Ch. hất hàm chào tôi. Một thiếu phụ còn trẻ lắm, trạc tuổi tôi, người trắng trẻo, khuôn mặt trái xoan, cả đầu lẫn cổ quấn cái khăn nhiễu điều ngồi bên kia sập. 

Bìa đặc san Tập văn mùa xuân của báo Đông tây (Tết Nhân Thân, 1932) - nơi in Tình già

Nhà không có cái ghế nào cả, tôi ngồi ngay trên cái chiếu dưới đất, chỗ để nghiên mực… Ông Ch. bảo tôi: “Có biết uống rượu không thì, trời lạnh, uống mấy chén mà viết cho dựa tay”. - “Bẩm có thì cũng được”. - “Nhà còn nước không mình?” - Ông Ch. xây lại hỏi người thiếu phụ. Tôi nghe mới biết người ấy là bà Ch. vợ ông. - “Có hiếm mấy”. Vừa nói thiếu phụ vừa đứng dậy đi vào bên trong cầm ra một chai rượu thuốc và một cái cốc rót đưa cho tôi một cốc đầy. Tôi uống cạn cốc rượu thì trải lụa ra viết. Ông Ch. sợ tôi viết quấy, cứ theo nhắc từng chữ. Tôi thấy làm bực mình mà không tiện nói thì ông lại còn vẽ cho tôi chữ này viết thế này, chữ kia viết thế kia. Tôi chừng muốn phát cáu. 

Người thiếu phụ xuống khỏi sập, lại gần nói cùng ông Ch.: “Tôi xem người này cầm bút là người viết thạo, in ông để cho người ta viết tự do”. - “Bà nói lạ. Câu đối lụa ít tiền lắm sao?” - “Nhưng đã có ai làm hư của ông đâu? Ngồi kiềm một bên thì còn ai viết được nữa chứ?”. Ông Ch. hình như chịu vợ nói phải, bước ra khỏi chiếc chiếu rồi hai vợ chồng đứng coi tôi. Bấy giờ tôi thấy dễ chịu, hươi cây bút như rồng bay phượng múa, hết đôi này đến đôi khác, càng viết càng tốt. Người thiếu phụ cứ đưa con mắt theo ngòi viết tôi. Còn hơn đôi nữa thì hết, ông Ch. bảo vợ: “Mình ơi mình. Rót thêm cho va cốc nữa đi!” Người thiếu phụ ngoan ngoãn rót cốc rượu đặt trước mặt tôi và nói: “Nghỉ tay uống rượu đã thầy”. Tôi vâng lời như cái máy. Viết xong tôi cung kính chào ông Ch.: “Bẩm quan lớn”. Ông gật. Tôi lại hướng về người thiếu phụ: “Bẩm bà lớn tôi vào”. Thì người đứng dậy: “Tôi không dám, thầy lên”. 

Ít ngày sau, một người tù tên Trưng tìm đến đưa cho Phan Khôi một cái gói. Ta lại nghe chính lời Phan Khôi: “Tôi mở cái gói ra trước mắt Trưng. Đố ai đoán biết được gói gì? Trời ơi! Gói trầu cau! Mười miếng trầu têm kiểu Huế với mười miếng cau bửa dính, mỗi dây năm miếng chồng nanh sấu lên nhau thêm mười mụn vỏ chay và mấy chùm hoa sói. Cái gì lạ! Thực tình tôi không hiểu, hỏi Trưng: “Của ai thế này? Mà lại đưa cho tôi?” - “Của bà Ch.” - Trưng vừa nói vừa cười ngỏn ngoẻn. - “Đưa cho tôi? Tôi biết bà ấy là ai?” - “Ấy thế mới lạ. Thầy mới có chuyện lạ, tôi đã nói”. Trưng nói câu ấy ra dáng đắc ý lắm, và hắn bắt đầu làm như hắn là người có công ơn lắm đối với tôi. Liền tay gói cái gói lại, tôi trao trả Trưng, thêm rằng: “Anh cầm lấy, tôi không biết”. Trưng xin tôi cứ nhận và kể đầu đuôi. - “Lâu nay tôi phục dịch hằng ngày trong nhà ông Ch. và tôi đã được tin cậy nên bà Ch. có đem tình riêng ngỏ với tôi nhiều lần. Bà nói bà thấy thầy thì thương lắm, hôm nay gởi vật nhỏ mọn làm tin, mong ngày khác thầy cho bà gặp để nói chuyện…” 

Tại sao thiếu phụ có chồng làm quan lại say mê chàng thư sinh đang bị tù? Tất nhiên ở đây có những bí ẩn muôn đời của “tiếng sét ái tình”; ngoài ra, Phan Khôi dự đoán lý do có thể còn là ở cảnh ngộ cô gái trẻ bị ép gả cho một người chồng già. Đàn ông được yêu, ai chẳng hãnh diện, nhưng hoàn cảnh tù đày khiến chàng trai trước hết phải nghĩ đến sự hiểm nguy, bởi nếu viên quan chồng nàng biết chuyện thì không khó để kẻ tù nhân kiêm tình địch có thể bị ám hại. Dẫu sao, Phan Khôi vẫn nhận gói quà đưa duyên của thiếu phụ, tức chấp nhận mối tình, dù ở phía ông là thụ động. Ông được biết, nàng đe dọa sẽ quyên sinh nếu không được ông yêu lại. Nàng tìm nhiều cách tạo dịp để gặp mặt ông… Ta lại nghe lời kể của Phan Khôi. 

“Nhà có một mình bà Ch. Bà tiếp tôi trong một phòng xép. Tôi ngồi trên cái chõng nhỏ, bà ngồi ghế bên cạnh, tay đặt lên cái gáy trên cổ tôi, êm đềm nói: “Chớ anh làm gì mà họ tù anh?” Tôi gắng mỉm cười nói bâng quơ một câu: “Thưa bà, bà còn thương hại tôi nữa sao? Nội một cái hoang tôi dám đến đây cùng bà là cũng đủ lắm rồi”. Bỗng thằng Trưng chạy thình thịch từ ngoài ngõ vào, đứng trước cửa sổ đưa tay cao lên, chẳng nói chi hết. Bà Ch. đứng dậy mở cái cửa cho tôi xuống bếp, và bảo tôi cứ đứng yên một lúc sẽ hay. Tôi bấy giờ thấy nguy, nghe có tiếng nói ồ ồ ở nhà trên, tôi mở cửa nhà bếp thoát ra ngõ. Tìm lại người lính, tôi trở về nhà lao một mạch. Ngay đêm hôm ấy, thằng Trưng nói cho tôi biết rằng khi tôi đến, bà ấy liền cho hắn ra đứng canh ngoài đường, phòng ông Ch. trở lại thì vô báo. Quả nhiên ông trở lại, nói các quan còn nửa giờ nữa mới đi, nên ông không tội gì mà ngồi chực, về nhà nghỉ cho khỏe. Hắn lại nói bà phân vân về tôi mãi: sao đã dặn ở đó một chút nữa mà tôi lại bỏ về đi? 

Từ đó bà Ch. vẫn thông tin tức cùng tôi, nhưng cũng không còn dịp nào cho hai chúng tôi gặp nhau nữa. Vì ông Ch. giữ bà ấy cũng như thầy đội đề lao giữ tôi vậy, hàng ngày không dễ gì bà ra khỏi cửa và mỗi lúc ông đi việc quan thì đi rồi về ngay, không để bà ở nhà một mình quá ba giờ đồng hồ. 

Không biết làm sao được, thỉnh thoảng bà Ch. lại bảo Trưng nói với tôi kiếm cách đi ngang qua nhà bà một lần để bà trông thấy. Qua tháng tư năm sau, ông Ch. không ở nhà cũ nữa, dọn về ở cái trại lính cách nhà lao không bao xa. Từ ấy bà ấy cùng tôi dễ và năng trông thấy mặt nhau hơn trước, nhưng vẫn không có dịp gần kề trò chuyện. Đến thằng Trưng mãn tù, giữa hai chúng tôi tin tức cũng thưa dần. 

Một ngày tháng chạp, thình lình tôi tiếp được lá thư của bà Ch., ấy là lần đầu bà viết thư cho tôi mà cũng là lần cuối. Trong thư bà nói nhân gần đi chữa lại đồ nữ trang, muốn gặp tôi tại nhà người thợ bạc, câu này tôi nghĩ mãi: “Dù yêu nhau mà không được gần nhau, thôi thì sống để dạ chết đem đi”. Tôi đến nhà thợ bạc thì gặp bà Ch. ở đó nhưng người trong nhà đông quá, chỉ nhìn nhau mà hai chúng tôi còn sợ tai tiếng, không dám nhìn no nê. Trọn buổi chiều bà Ch. ở đó, làm ông Ch. cũng lò mò tới. Khi trông thấy cái sống mũi đỏ chờn vờn trước cửa thì tôi đã đảo ngõ sau, thành ra thủy chung với bà tôi chẳng trao đổi cùng nhau một lời nào. Tôi không ngờ lần đó là lần cuối cùng tôi gặp bà Ch., vì sang tháng giêng bà lâm bệnh, được đưa về Huế điều trị, rồi mấy tháng sau có tin bà từ trần…” 

3. Mối tình đẹp và buồn thời trẻ trong cảnh ngộ trớ trêu kết thúc ở đấy. Nhưng trong tâm tưởng Phan Khôi, có vẻ như nó không bao giờ chấm dứt. Hai mươi bốn năm sau, dư vị của nó còn được ông nhắc lại. Trong thơ Tình già, cả hai người tình hai mươi bốn năm xưa đều còn sống, chỉ có “đôi mái đầu đều đã bạc” đến nỗi “nếu chẳng quen lung đố có nhìn ra được”. Họ chỉ ôn chuyện tình cũ rồi lại rời xa nhau. Còn ám ảnh mãi mãi là nỗi thèm khát được nhìn nhau, - vì chưa bao giờ được nhìn nhau no nê. “Con mắt còn có đuôi” là vì thế. 

----
25/01/2012 
Lại Nguyên Ân 


Tình già 

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa. 
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh, kề nhau than thở: 
- “Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đà không đặng; 
Để đến nỗi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!” 

- “Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! 
Buông nhau làm sao cho nỡ? 
Thương được chừng nào hay chừng nấy, chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy! 
Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng mà tính việc thủy chung?”

...

Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau; 
Đôi cái đầu đều bạc. 
Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được! 
 Ôn chuyện cũ mà thôi. 
Liếc đưa nhau đi rồi! con mắt còn có đuôi. 

(Tập văn mùa xuân, báo “Đông tây”, Hà Nội, 1932, tr. 6 - 7)

----

26 tháng 2, 2012

bến tre xứ dừa - chuyến đi tình cảm 2 trên 3




Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thành phố Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km. 
(theo Wikipedia Tiếng Việt

Câu hò gợi nhớ: 
Hò ơi ! Bến Tre dừa xanh bát ngát, 
Đường đi Ba Vát gió mát tận xương 
Em về Chợ Giữa, Giồng Trôm
Đừng quên Chợ Lách, Cái Mơn đợi chờ. 
(Hồ Liễu). 

trên đường vào nhà chị Thu Hương

Thực hiện kế hoạch đã vạch sẵn từ buổi họp mặt "Giỗ lần đầu 24/10/2011 nhớ chị Phạm Thị Tâm (K2)", phải đợi đến mùa khô năm nay chúng tôi mới tổ chức được chuyến đi Xứ Dừa thăm chị Thu Hương đơn chiếc và đang bệnh tật, chủ yếu nhờ sự tài trợ đáng quý của cháu Phương Thảo (con gái chị Tâm) và bạn Cao Hữu Lành ở Arlington (Texas). 


trước nhà chị Thu Hương, phía sau bên phải là vườn cây kiểng rộng lớn
từ trái sang:
em Nguyễn Chí Hùng (K18) - anh Nguyễn Trung Ân (K3) - anh Nguyễn Tào Chương (K2) -
chị Nguyễn Thị Thu Hương (K2) -chị Võ Kim Cúc (K3) - anh Phan Xuân Thành (K1) -
chị Nguyễn Kim Lân (K2) - anh Lê Quang Thọ (K2) - chị Lê Thị Mãnh (K1) -
anh Hồ Văn Dương (K10) -  anh Phan Công Bê (K4) - em Trần Hữu Bình (K18)

1) "Phái đoàn" gồm 11 người: Lê Thị Mãnh K1, Nguyễn Kim Lân K2, Võ Kim Cúc K3, Phan Xuân Thành K1, Nguyễn Tào Chương K2, Lê Quang Thọ K2, Nguyễn Trung Ân K3, Phan Công Bê K4 (từ Huế vào), Hồ Văn Dương K10 (từ Huế vào), Trần Hữu Bình K18, và Nguyễn Chí Hùng K18. 
Các bạn Ngô Văn Liêm, Trương Ngọc Uyển, Huỳnh Văn Tài (đều K2), Lê Trung Thu K3 và cháu Phương Thảo không thể tham gia chuyến đi vì lý do riêng. 
Chúng tôi khởi hành sáng Thứ bảy 25/2/2012 lúc 5g bằng xe thuê, ăn sáng tại ngã ba Trung Lương khoảng 8g, tới Bến Tre 9g và về đến Saigon lúc 18g cùng ngày. 

giao lưu "Huế của tôi" và "xứ dừa Bến Tre"
trước thềm nhà chị Thu Hương
anh Phan Công Bê - em Nguyễn Chí Hùng (thổ địa Bến Tre) - anh Hồ Văn Dương

Chưa đi chưa biết Bến Tre
Đi rồi mới biết toàn tre với dừa
Dưa to, dừa nhỏ, dừa vừa
Trèo lên, tụt xuống nước dừa đầy tay
(
thơ đặc sản Bến Tre do Chí Hùng giới thiệu)

2) Khía cạnh tình cảm - dự định kết hợp đi 3 nơi mà mục tiêu chính vẫn là Ấp 2, xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách của Thu Hương, kế đến Giồng Trôm và sau cùng là Vĩnh Long - 2 nơi mà những bạn cố tri (ngót 40 năm) đã khẩn khoản mời và đang chờ đợi. 
Đường đi không khó... nhờ có em Nguyễn Chí Hùng rất thông thạo đường sá (bà xã quê Bến Tre) vừa chỉ đường vừa làm hoạt náo viên khiến mọi người trên xe vui vẻ từ đầu chí cuối, rất cám ơn em Hùng!

chị Nguyễn Thị Thu Hương
ấp 2, xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

Đến nơi mới hay tin - do bà chị hai trên 90 tuổi của bạn Thu Hương sáng nay đi bệnh viện chữa mắt (chị vừa mới về ít phút trước khi chúng tôi đến) vì vậy mọi công việc chuẩn bị, đón tiếp đều do bạn Thu Hương và cháu Bích Thủy (con chị Hai) phải tự lo liệu, tội nghiệp! Thấy chúng tôi, bạn Thu Hương hân hoan ra mặt, cười nói rất nhiều khiến mọi người cũng vui lây.

từ trái sang:
anh Nguyễn Tào Chương - chị Nguyễn Thị Thu Hương - anh Lê Quang Thọ

Ngoài một số quà cá nhân bằng hiện vật, chúng tôi cũng trao tặng bạn Thu Hương (tôi buộc phải kê ra sau đây, mong các bạn thông cảm): Cao Hữu Lành 100USD (ngoài phần tài trợ ở trên), cháu Phương Thảo 1.000.000 đ (ngoài phần tài trợ ở trên), chị Lê Thị Mãnh 200.000,  chị Võ Kim Cúc 200.000, chị Nguyễn Kim Lân 200.000, em Bình và Hùng 200.000, anh Phan Xuân Thành 1.000.000, anh Nguyễn Tào Chương 200.000, anh Phan Công Bê 200.000.  Tổng cộng là 3.200.000 đ và 100USD - xin cám ơn các bạn.

từ trái sang:
chị Nguyễn Thị Thu Hương - anh Nguyễn Trung Ân - anh Phan Công Bê

Qua bữa ăn trưa đơn sơ nhưng tươm tất, chúng tôi nhắc lại bao chuyện ngày xưa và bùi ngùi nhớ 2 người bạn khóa 2 hầu như đã ra đi cùng lúc trong tháng 10/2010: Nguyễn Bá Ân (An Giang) và Phạm Thị Tâm (Saigon) - 02 tang lễ mà chúng ta đã về tận nơi tham dự đông đủ nhất có thể. Cháu Phương Thảo từng tâm sự: "Mẹ cháu căn dặn cho dù mẹ có mất, con phải làm sao để mẹ luôn hiện diện trong mỗi lần các cô các bác họp mặt..." Cay mắt quá, quý bạn ạ! 
Đến khoảng 13g, chúng tôi xin kiếu và chúc bạn Thu Hương cùng gia đình nhiều sức khoẻ. 



Trên đường về, chúng tôi rẽ qua chợ Mỹ Lồng, huyện Giồng Trôm thăm cô Hồng, một nhân viên bán hàng Quân Tiếp vụ trước '75 của 2 sếp Nguyễn Trung Ân (K3) và Hồ Văn Dương (K10). Cô ấy cố mời cho được phái đoàn ghé thăm, ân cần chiêu đãi món bánh tráng dừa nổi tiếng của Bến Tre, nước dừa và nhiều loại trái cây đặc trưng của miền Tây. Sau gần một giờ hồi tưởng những kỷ niệm tại nơi công tác Quảng Ngãi ngày xưa giữa cô Hồng với hai anh Ân, Dương, chúng tôi xin phép ra về.

từ trái sang:
anh Nguyễn Trung Ân - chị Nguyễn Thị Hồng - anh Hồ Văn Dương
tại nhà chị Hồng (chợ Mỹ Lồng - Bến Tre)


Cô Hồng đã ân cần trao tận tay từng người 2 hộp kẹo dừa sầu riêng đặc sản Bến Tre! Chắc 2 sếp Ân và  Dương đã cư xử tốt đẹp thế nào đó để sau hơn 40 năm xa cách, một nhân viên cũ vẫn còn quyến luyến tình cảm "dữ dội" như vậy, phải không? Nhờ 2 sếp chuyến lời cám ơn của chúng tôi đến cô Hồng khi có dịp.

hoa Hạnh Phúc trong vườn nhà chị Thu Hương
một loại hoa rất quí đối với người Sàigòn

Lúc ấy đã gần 16g như chúng tôi không còn thì giờ và sức khoẻ để tiếp tục đi thăm bạn Lê Thị Hường K16 (Email: huongle9999@yahoo.com.vn) và các đồng môn khác ở Vĩnh Long như dự định ban đầu, mặc dù bạn ấy đã nhiều lần điện thoại trực tiếp hướng dẫn đường đi khi chúng tôi đang ở nhà bạn Thu Hương, nên chúng tôi đành phải xin lỗi bạn Lê Thị Hường, hẹn sẽ về thăm các bạn và sẽ có một cuộc du lịch sinh thái tại Vĩnh Long trong tương lai. Chờ các bạn hải ngoại về thăm quê nhà và kết hợp cùng đi Vĩnh Long một chuyến nghen! 

Chúng tôi đã dùng tựa bài "Chuyến đi tình cảm 2 trên 3" là do vậy đó!
Để kết thúc bài tường thuật chuyến đi Bến Tre chúng tôi xin chép lại vài câu ca dao liên quan đến Bến Tre do Gs Phan Tấn Tài ghi trong bài "Ca Dao Miền Nam"

Bến Tre biển cá sông tôm, 
Ba Tri muối mặn, Giồng Trôm lúa vàng 

Bến Tre gái đẹp thật thà, 
Nói năng nhỏ nhẹ mặn mà có duyên. 

Bến Tre giàu mía Mỏ Cày
Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn

Bến Tre nhiều gái chưa chồng, 
Không tin xuống chợ Mỹ Lồng mà coi. 

Bến Tre nước ngọt lắm dừa, 
Ruộng vườn mầu mỡ, biển thừa cá tôm. 
Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn
Nghêu sò Cồn Lợi, thuốc ngon Mỏ Cày
Mắm bày ven bãi Giồng Khoai
Bà Hiền, Tân Thủy hằng hà cá tôm. 

Đồng Bến Tre nhiều bưng, nhiều lác 
Đường về Ba Vát nặng trĩu sầu riêng 
Anh ra đi đã bốn năm liền 
Sao không trở lại kết bạn hiền với em. 

Kẹo Mỏ Cày năm đồng một ký, 
Đường Giồng Trôm một ký năm đồng. 
Em đi buôn mong kiếm tấm chồng, 
Để đêm năm canh, con gà gáy sáng, 
Chốn cô phòng đỡ lẻ loi.


----
Lê Quang Thọ (K2)

đám cưới trưởng nam bạn trần văn hiến (khóa 19)



anh Trần Văn Hiến (khóa 19)

Hôm qua, ngày 24/02/2012 bạn Trần văn Hiến, QGTM khóa 19, cũng là lớp trưởng khoa cơ khí, đã tổ chức lễ thành hôn cho trưởng nam tại nhà hàng tổ chức sự kiện Gala Royale quận 1. 

Nhà hàng trang trí bắt mắt, bàn tiệc là bàn xoay, mỗi bàn đều có một bình hoa, các ghế ngồi chỉ phủ vải khi khách ra về hết. Chi phí tổ chức khá đắt ( 6 triệu một bàn, chưa kể các chi phí mặt bằng và các chi phí khác). Phục vụ khá chu đáo. 

Đến dự có đông đảo bà con hai họ, bạn bè. Về phía trường Quốc Gia Thương Mại có các bạn nữ Thanh Bình, Nga, Hiền (đều khóa 19) và các bạn nam khoa Cơ Khí trường Đại học Bách Khoa TP.HCM. 



Bạn Hiến hiện vẫn còn công tác tại Long An và hay đi trực ca nên lâu lâu mới về Sài Gòn một lần. Con dâu  hiện là Trưởng giao dịch chi nhánh Ngân hàng ACB, trưởng nam của anh đang làm việc tại một công ty Dược phẩm ở Sài gòn. 


các chị Thanh Bình, Hiền và Nga tại đám cưới trưởng nam của anh Trần Văn Hiến

Dự kiến cuối tháng 3-2012 các bạn Thương mại, Cơ khí sẽ gặp nhau tại nhà hàng Hoa Sứ để bàn về việc tổ chức đám cưới tập 2 (vợ đầu đã mất) cho một bạn nam cơ khí khác vào dịp lễ 30/04.

----
Nguyễn Thị Hiền (khóa 19)
tháng 02-2012

tình kế toán



Tập san trường Quốc Gia Thương Mại năm 1958 là tập san duy nhất của trường, các khóa trước và sau năm này không ấn hành thêm ấn bản nào khác. Trong tập san có một bài thơ đúng chất "dân kế toán", chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tình Thương Mại" của anh Lê Hữu Liệu, thủ khoa khóa 4 - do anh Phan Công Bê, một đồng môn cùng khóa ngâm tặng anh chị em đồng môn trường Quốc Gia Thương Mại khi đến thăm nhà anh ở Khu đô thị mới An Phú An Khánh Quận 2 hôm 20-02-2012. Đây là bài thơ anh Lê Hữu Liệu viết tặng cho một cô bạn gái cùng khóa.

TÌNH THƯƠNG MẠI

Đã yêu em anh nguyện yêu THƯƠNG MÃI
Sao em còn e ấp nỗi niềm riêng
Mercedes đây building giấy bạc
Nói đi em sao cứ mãi ưu phiền
Đây CHI PHIẾU đang còn BẢO CHỨNG
Lãnh đi em để QUỸ có tiền dư
Nếu mai mốt anh sinh lòng bội nghĩa
Thì chính em là người SAI ÁP đâu tiên
Tình BÊN TÁ đối với tình BÊN THẢI
Tiền với tình có phải thế chăng em?
Nói đi em sao cứ phải ưu phiền
Tình cho anh, tình còn mãi trong tim

Ba mươi đêm mới có một đêm trăng rằm
Đời vạn nẻo biết ai là người tri kỷ?

Lê Hữu Liệu (khóa 4)

-----
Phan Công Bê (K4)
Email: be_phancong@yahoo.com.vn
Mobile: 0123 6011 698
sưu tầm

22 tháng 2, 2012

thư giãn - than dữ !!!




1 ngu yêu gái nhà giàu. Ăn chơi quá trớn theo hầu cực thân
2 ngu yêu gái trẻ măng. Suốt ngày vòi vĩnh, lăng nhăng bực mình
3 ngu yêu gái minh tinh. Cặp bồ tứ xứ chung tình bao lâu?
4 ngu yêu gái học cao. Nói năng hống hách, cái đầu bị điên
5 ngu yêu gái chức quyền. Ra oai hạch sách mất duyên nhu mì
6 ngu yêu gái ca nhi. Nữa đêm gần vợ, vợ thì đương ca
7 ngu yêu gái đã già. Chị, em kết nghĩa.... người ta tưởng lầm
8 ngu yêu gái... bà chằn. Thân hình bầm dập, ngựa vằn còn thua
9 ngu yêu gái chanh chua. Chửi la chỉ muốn vào chùa làm tăng
10 ngu yêu gái mỹ nhân. Suốt ngày lo sợ nàng thăng...vì tiền
Khi yêu không được nên duyên
Yêu ngu chỉ chuốc thêm phiền vào thân...



Tình bạn giữa những người phụ nữ : Cô vợ không về nhà 1 đêm. Sáng hôm sau, cô vợ nói với chồng rằng mình đã qua đêm tại nhà 1 cô bạn gái. Anh chồng check 10 cô bạn gái thân nhất của vợ, nhưng chẳng cô nào biết về chuyện ấy cả.

Tình bạn giữa những người đàn ông : Anh chàng không về nhà 1 đêm. Sáng hôm sau, anh ta nói với vợ rằng mình đã qua đêm tại nhà 1 anh bạn. Cô vợ lập tức cầm điện thoại check 10 ông bạn thân của chồng. 8 người trong số đó xác nhận rằng anh ta đã ở đó đêm qua, 2 người còn lại nói rằng anh ta vẫn đang ngủ . 



Yêu nhau trong sáng,
Phang nhau trong tối
Tiền thì anh không thiếu!
Nhưng nhiều thì anh không có
----

Tâm tư tàn tạ tình tan tác
Man mác mênh mông mãi mộng mơ
Đớn đau đưa đẩy đời đơn độc…
Thao thức thẹn thùng thấy thảm thương
Vội vàng vô vọng vì vương vấn
Lả lơi lành lạnh lòng lẻ loi
Canh cánh cồn cào càng côi cút
Mệt mỏi mong manh mãi một mình
----


Lê Thị Hường K16 (Vĩnh Long)
sưu tầm

họp mặt mini với anh phan công bê (K4)


anh Lê Quang Thọ (K2) tặng quà hội ngộ
từ trái sang
các anh Phan Công Bê (K4) - Lê Quang Thọ (K2)

Nhận được tin anh Phan Công Bê từ Huế vào Saigon tối Chủ Nhật 19/02/2012, các bạn Saigon chưa kịp "phản ứng" gì thì anh Bê đã nhờ bạn Hồ Văn Dương (đang ở Saigon) và em Trần Hữu Bình thu xếp cấp tốc để có một buổi ra mắt. 

trao quà của các bạn khóa 19
từ trái sang
chị Trần Thị Thôn (K19) - anh Phan Công Bê (K4)

Cần ghi nhận là anh Bê vừa bắt liên lạc trở lại với các đồng môn trong tháng 12/2011 nhờ - theo lời kể đầy xúc động của anh - bạn Hồ Văn Dương đã "lặn lội" dưới cơn mưa Huế tìm anh. Do vậy, chiều thứ Hai 20/2/12 lúc 18g00, chúng tôi đến khu An Phú - Bình Khánh (bên kia cầu Saigon thuộc Q2) mừng hội ngộ với anh sau ngót 40 năm xa cách. 

quà của chị Lâm Thị Mỹ (K4)
từ trái sang
anh Phan Công Bê (K4) - chị Lâm Thị Mỹ (K4)

Có mặt tại nhà anh Bê gồm các anh chị em : Phan Xuân Thành K1, Lê Quang Thọ K2, Lê Trung Thu K3,  Nguyễn Trung Ân K3, Lâm Thị Mỹ K4, Hồ Văn Dương K10, Phan Thị Ngọc Ánh K17, Trần Hữu Bình K18, Nguyễn Chí Hùng K18, Nguyễn Thị Hiền K19, Trần Xuân Mỹ K19, Trần Thị Thôn K19 và Võ Thanh Bình K19 .

từ trái sang
các anh Nguyễn Chí Hùng (K18) - Phan Xuân Thành (K1) - Lê Quang Thọ (K2) -
Hồ Văn Dương (K10) - Phan Công Bê (K4) - Nguyễn Trung Ân (K3)

Trước hết, chúng tôi đến nhà con gái anh Bê tại số 35 đường số 43C An Phú, An Khánh lúc 18g30. Đường sá vùng này rộng thênh thang lại là khu nhà mới xây dựng, chúng tôi rất lúng túng dò tìm... Nhờ anh đích thân ra hướng dẫn, chúng tôi mới vào được nhà sau khi đi lạc một lúc.

Tại nhà anh Bê chúng tôi cùng xem một đoạn video những hình ảnh về buổi cúng tế của họ tộc Phan Công   tại Huế mà anh là vai chánh tế, tổ chức vào đúng hôm họp mặt QGTM Việt Nam 2012. Vì thế anh tổ chức buổi họp mặt mini này như một lời xin lỗi, ngoài ra như anh nói, tấm lòng tha thiết muốn gặp lại các đồng môn QGTM với những tình cảm vô cùng quí báu. Chúng tôi ôn lại chuyện xưa và gởi tặng anh chút quà mọn, ngồi hàn huyên tâm sự cùng anh đến 19g30. 


từ trái sang
các chị Nguyễn Thị Hiền (K19) - Lâm Thị Mỹ (K4) - Trần Xuân Mỹ (K19) -
Trần Thị Thôn (K19) -  Võ Thanh Bình (K19)

Sau đó anh mời tất cả ra quán Làng Nướng cũng ở khu này... và một lần nữa một số bạn lại ... đi lạc! 
Trong bữa ăn, anh Bê bày tỏ cảm xúc của mình khi "tìm về tổ ấm" sau một thời gian dài bặt tin, và đặc biệt tuyên dương công khó bạn Hồ Văn Dương đã bỏ ra bấy lâu nay để quy tụ những đồng môn ở Huế. Xin hoan hô bạn Hồ Văn Dương! 

Cũng tại bàn này anh Bê với giọng ngâm trầm ấm đầy cảm xúc cho chúng tôi nghe một bài thơ tình của anh Lê Hữu Liệu (hiện đang định cư tại Mỹ) rất đặc trưng "Quốc Gia Thương Mại", chúng tôi sẽ đăng bài thơ này vào một dịp khác.



Chúng tôi tạm biệt nhau lúc 23g00 - hơi muộn đối với phái nữ - chung quy cũng vì không thạo đường sá thôi! Nếu thu xếp được, trong những ngày sắp tới chúng tôi dự định sẽ đến thăm bạn Lê Hữu Trung K5 (đang bị tai biến mạch máu não) tại số 2 chung cư Khiem Khai, đường 332, Phường 5, Quận 8, Saigon,  ĐT: 850 - 6129, địa chỉ Email: letrunghuu1940@yahoo.com.



----

16 tháng 2, 2012

tiễn bạn hồ văn dương K10 về huế


từ trái sang:
Nguyễn Chí Hùng (K18) - Lê Quang Thọ (K2) - Huỳnh Văn Tài (K2) -
Nguyễn Trung Ân (K3) - Hổ Văn Dương (K10) - Lê Trung Thu (K3) - Phan Xuân Thành (K1)


Hôm nay 16/02/2012, chúng tôi đã có một buổi họp mặt thu hẹp với bạn Hồ Văn Dương K10 gọi là tạm biệt bạn ấy sau chuyến vào Saigon dự buổi họp mặt QGTM ngày 11/2 vừa qua. 
Bạn Dương sẽ lên đường về Huế ngày 21/2. 

tại quán cà phê "thời @"
từ trái sang:
Phan Xuân Thành (K1) - Hồ Văn Dương (K10) - Nguyễn Trung Ân (K3) - Nguyễn Chí Hùng (K18)

Có mặt 8 đồng môn, gồm: Phan Xuân Thành (K1),  Huỳnh Văn Tài (K2),  Lê Quang Thọ (K2),  Lê Trung Thu (K3),  Nguyễn Trung Ân (K3),  Hồ Văn Dương (K10),  Trần Hữu Bình (K18) và Nguyễn Chí Hùng (K18). Buổi giao lưu kéo dài từ 8g đến 10g sáng tại quán "Cà phê Thời @" đường Lý Chính Thắng Q3 trong tình thân mật đồng môn với những chuyện vui buồn thời còn đi học. Anh em cũng không quên nhắc đến Thầy Chiết và Thầy Tạt khả kính, hẹn nhau sẽ đến thăm viếng vấn an Thầy Hiệu trưởng đầu tiên ngay khi có thể. 

tại quán cà phê "thời @"
từ trái sang:
Lê Trung Thu (K3) - Huỳnh Văn Tài (K2) - Lê Quang Thọ (K2)

Trước lúc ra về, bạn Ân hát một đoạn nhạc ngắn đầy ý nghĩa bịn rịn, chia tay tặng bạn Dương :

"Cùng chúc nhau những lời gì đây,
Mai cánh chim bay về ngàn phương,
Tôi về nơi cuối trời thương nhớ,
Riêng anh ngược về chốn kinh đô,
Phút giây này nhớ vạn ngày sau ..."
(Họp mặt lần cuối - nhạc và lời : Song Ngọc)

Anh em chúc bạn Dương đi đường bình an và hẹn gặp nhau lần tới.

tại nhà anh Nguyễn Trung Ân (K3)
từ trái sang:
Nguyễn Trung Ân (K3) - Hồ Văn Dương (K10) - Nguyễn Chí Hùng (K18) - Phan Xuân Thành (K1)
----

họp mặt QGTM Việt Nam 2012






















Tải toàn bộ hình ảnh về buổi họp mặt đồng môn QGTM 2012 tại đây
http://www.mediafire.com/?pnkz4neq2jkp8

10 tháng 2, 2012

cuộc hạnh ngộ với người anh em cố đô


từ trái sang:
Nguyễn Trung Ân (K3) - Hồ Văn Dương (K10) - Lê Quang Thọ (K2)


Sáng nay 10/2/12, bạn Nguyễn Trung Ân K3 đã có nhã ý tổ chức một buổi họp mặt thu hẹp tại CLB Lan Anh (Hoà Hưng) đón mừng bạn Hồ Văn Dương K10 - đại diện các đồng môn ở Huế - vào dự buổi họp mặt QGTM 2012 Saigon chiều mai 11/2/12. 

Cũng có mặt em Trần Hữu Bình (chủ biên blog Góc Thương Mại) và bạn Lê Quang Thọ K2. Cần nhắc lại là 2 bạn Ân và Dương đã "trở về bến cũ" trong tháng 11/2011 sau thời gian dài bặt tin. Chúng tôi đã trao đổi với nhau nhiều kỷ niệm xưa từ ngày còn đi học và cuộc sống sau 75 đến nay... 

Bạn Dương với tư cách là "đầu tàu" cho các bạn ở Huế dự định sẽ trình bày tại buổi họp mặt một số đề nghị của ACE ngoài Huế nhằm củng cố thêm tình thân hữu giữa chúng ta. Hoan hô bạn Dương và các bạn sông Hương núi Ngự! 

Sau buổi họp mặt, trong tuần tới chúng tôi dự tính tổ chức một bữa ăn sáng thân mật nho nhỏ gồm bạn Dương và một số thân hữu để tiễn bạn Dương trở lại Huế. Buổi hạnh ngộ kéo dài từ 8g đến 10g sáng. 

từ trái sang:
Nguyễn Trung Ân (K3) -  Hồ Văn Dương (K10) - Trần Hữu Bình (K18) - Lê Quang Thọ (K2)

----
Nhóm bạn Saigon

2 tháng 2, 2012

hội ngộ tình cờ


Thật tình cờ QGTM Việt Nam gặp QGTM Mỹ tại quán bánh xèo hến (cù lao). 

Nhân dịp anh Trí (K14) về Vĩnh Long làm quen với các chị K16, các chị đã đưa anh Trí đi cù lao ăn bánh xèo hến thì tình cờ quen được vợ chồng Nam - Kim Anh (K17) ở San José về Việt Nam ăn Tết. 

Người đứng là anh Trí, kế đó là chị Hường, người ngồi là vợ chồng Nam - Kim Anh (K17), chị Thu Vân và chị Ngọc Anh (K16).

từ trái sang
Hàng đứng:  anh Trí (K14) - chị Hường (K16)
Hàng ngồi:  vợ chồng anh Nam - chị Kim Anh (K17) và các chị Thu Vân - Ngọc Anh ( đều K16)



Lê Thị Hường (K16)
----

1 tháng 2, 2012

họp mặt đầu xuân






Sáng 31-01-2012 trong ánh nắng ấm áp của những ngày đầu Xuân Nhâm Thìn, theo lời mời của anh Phan Xuân Thành (K1), các anh Lê Trung Thu, Nguyễn Tào Chương, Huỳnh Văn Tài, Lê Quang Thọ và em Trần Hữu Bình đã cùng anh Thành quây quần trong buổi ăn sáng "hạ nêu" tại một quán Bún Chả đang khai trương gần nhà anh Thành (nhìn từ trong quán ra phía bên phải, cao ốc có cửa kiếng màu xanh là nhà của anh Thành). 

Vắng mặt anh Trương Ngọc Uyển và em Nguyễn Chí Hùng do bận công việc riêng vào giờ chót nên không đến dự.

Sau chầu cà phê sáng chuyện trò rôm rã về những dự định trong năm mới, cả sáu anh em tiếp tục câu chuyện còn đang dang dở tại quán bún chả nói trên.

Nhân dịp buổi họp mặt thu hẹp này, theo đề nghị của Ban Tổ Chức - qua các đồng môn đang có mặt - anh Lê Quang Thọ đã vận động và mời các "bô lão" trong nước đến dự buổi họp mặt Quốc Gia Thương Mại 2012 tại nhà hàng Đoàn Viên vào ngày 11-02-2012 (nhằm ngày 20 Âm Lịch) sắp tới.


Lê Quang Thọ (K2)
----