Chào mừng các bạn đến với - Góc Thương Mại - do các cựu thành viên trường Quốc Gia Thương Mại tại Việt Nam thực hiện

25 tháng 7, 2011

cõi thơ




Chia tay, tôi học làm thi sĩ,
Trau chuốt thành vần chuyện biệt ly
Khi thương, lúc nhớ đêm trăn trở
Lảo đảo hồn xiêu trong cõi thơ
Em đi, lưu lại màu mắt biếc
Nuối tiếc nhiều thêm, chuyện cũng rồi
Mây trôi, nước chảy, đời hiu quạnh
Chạnh nhớ người xưa, nhớ không thôi.
Đêm đen, vọng nỗi buồn xa vắng
Hòa đồng tâm trạng, cảnh lặng thinh
In đôi mắt biếc vào ký ức
THao thức năm canh, ngắm một mình.
Tình xưa cô đọng trong vần nhớ
Dấu trong âm điệu chút mộng mơ
Ghép thêm vào ý... lời than thở
Mắt biếc u hoài... đẹp áng thơ ./.



 Lưu-Ca

9 tháng 7, 2011

họp mặt giã từ thầy Trần Quang Hiền

Thưa các bạn đồng môn,

Sáng thứ Ba 05-07-2011, chúng tôi lại họp mặt lần nữa tại Câu lạc bộ Lan Anh (Hòa Hưng) qua một bữa ăn sáng  gọi là để tiễn biệt thầy Hiền.

Chúng tôi đến rước Thầy từ nơi ngụ mới - đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận.

Buổi họp kéo dài từ 08g30 đến 10g00 gồm có Thầy và 7 Anh Chị Em: chị Lê Thị Mãnh, anh Phan Xuân Thành (K1), Ngô Văn Liêm, Huỳnh Văn Tài, Lê Quang Thọ (K2), Lê Trung Thu (K3) và Trần Hữu Bình (K18) - 5 bạn khác vì nhiều lý do đã không đến được, rất tiếc!

Xét hoàn cảnh ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi chỉ có thể tổ chức thu hẹp theo nhóm như vậy thôi! Rất cảm ơn các bạn đã dành thì giờ đến dự.

Thầy rất vui và xúc động vì tình nghĩa thầy trò bền chặt: một bên thì thích đi dạy (Thầy kể câu chuyện giảng bài trước bụi tre), một đàng thì không quên Thầy (Thầy kể tiếp chuyện về một nữ đồng môn K6 hiện là chủ nhân một shop nhỏ trong chợ Bà Chiểu đã nhận ra và chào đón lúc Thầy đi shopping ở đó).

Thầy cũng giải thích vì sao đánh mất tất cả địa chỉ, số phone và email chúng tôi đã cho 6 tháng trước. sau vụ "móc túi xách" ở bến xe bus dẫn đến nghĩa cử ACE  hải ngoại gởi tiền về giúp Thầy trong tháng 02-2011, gần đây Thầy lại bị bọn xấu giả đụng xe rồi chớp mất cái bóp tiền, luôn cả giấy tờ ... Người lớn tuổi như Thầy là mồi ngon trên đường cho đám lưu manh đang chực chờ! Thầy nói xã hội Việt Nam ngày nay là cả một chuỗi "conflits anh luttes" (sic!), dĩ nhiên là hiểu theo nghĩa giành giật, xâu xé nhau cách bất lương để kiếm sống.

Theo chương trình Thầy Cô sẽ về Mỹ ngày 15-07 này. Xin thông báo quí bạn, nhất là các bạn ở Houston đã quan tâm bấy lâu nay.








Một số hình ảnh tại buổi họp mặt











Theo đề nghị của Thầy, mọi người cùng nâng ly để tưởng nhớ cố giáo sư Phan Hữu Tạt

Thầy đang hào hứng kể về các "tuyệt chiêu" của bọn móc túi

Chụp hình lưu niệm

từ trái sang
Hàng sau: Huỳnh Văn Tài (K2)- Ngô Văn Liêm (K2) - Phan Xuân Thành (K1) - Lê Trung Thu (K3)
Hàng trước: Lê Thị Mãnh (K1) - Lê Quang Thọ (K2) - thầy Trần Quang Hiền - Trần Hữu Bình (K18)

-----------------
Khật SOT Tân Định
07-2011

3 tháng 7, 2011

10 kỳ quan tự nhiên

Trang Askmen vừa công bố danh sách "Những kỳ quan mà bạn nên thăm trước khi từ giã thế giới này".


1- Vườn quốc gia Guning Mulu trên đảo Borneo
(thuộc quyền quản lý của Malaysia)


2- Sa mạc trắng tại Ai Cập


3- Đảo Kelimutu Flores (Indonesia)


4- Rạn san hô Great Barrier (Australia)
Chiều dài khoảng 2.600km và bao phủ một vùng có diện tích hơn 344 nghìn km2.
Nó được tạo nên bởi hơn 3.000 tảng đá ngầm và hơn 900 hòn đảo.
Con người có thể nhìn thấy nó từ vũ trụ.


5- Khối đá Uluru (Australia)
Đây là viên đá nguyên khối lớn thứ hai trên thế giới.


6- Hệ thống thác Iguazu
(nằm trên lãnh thổ Brazil và Argentina)


7- Cực quang ở Canada


8- Đỉnh Everest tại Nepal
nơi được mệnh danh là "nóc nhà thế giới"


9- Thác Thiên Thần trong vườn quốc gia Canaima (Venezuela)
Đổ từ độ cao 985m, đây là thác nước cao nhất thế giới.
Phần lớn nước của thác bốc hơi hoặc biến thành sương mù trước khi chạm đất.


10- Hẻm núi Grand Canyon ( Hoa Kỳ )
bị sông Colorado cắt tạo nên một khe núi từ hàng triệu năm về trước.
Độ dài 446km, rộng từ 0,4 đến 24km và sâu hơn 1600m.


MINH LONG
do anh Lê Minh Phước - K2 
bentrehouston@gmail.com
chuyển

1 tháng 7, 2011

một Thụy Sĩ "keo kiệt" trong mắt người Trung Quốc

( bài và hình ảnh do anh Đỗ Văn Lý - K3 gởi về từ Thụy Sĩ )


Tinh thần tiết kiệm của họ thực sự lành mạnh, thực sự có lý trí. Một quốc gia, một dân tộc như vậy nhất định sẽ có tương lai sáng sủa.


Trong 2 nhiệm kỳ làm đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Thụy Sĩ, tổng cộng tôi đã ở đất nước này 5 năm rưỡi.

Ảnh: đỗ văn lý

Ai cũng biết đây là quốc gia giàu nhất thế giới xét về thu nhập bình quân đầu người. Song chắc ít người biết về tính cần cù tiết kiệm của người Thụy Sỹ.

Chớ nên đánh giá qua y phục

Trong mấy năm ở Thụy Sĩ, tôi đã không ít lần trông thấy các vị khách nước này khi đến thăm chúng tôi thì mặc lễ phục lịch sự, nhưng khi đã cáo từ ra về là họ lập tức thay quần áo trước khi lên xe.

Ảnh: đỗ văn lý

Trong con mắt người Trung Quốc chúng ta, việc thay quần áo trước mặt người khác chẳng ít thì nhiều có chút xấu hổ. Ấy thế mà người Thụy Sĩ làm việc đó hoàn toàn tự nhiên coi như không có kiêng dè gì cả. Vị Đại sứ tiền nhiệm của tôi cũng từng để ý tới chuyện thay quần áo ấy, và khi tôi mới tới đây nhậm chức, ông đã kể lại việc này để giới thiệu cho tôi biết tác phong sinh hoạt giản dị tiết kiệm của người Thụy Sĩ, vừa kể ông vừa tấm tắc khen.

Ảnh: đỗ văn lý

Chủ và khách đều vét sạch đĩa thức ăn


Thực đơn mời khách của người Thụy Sĩ đơn giản, chỉ có mấy thứ: món nguội, món súp, một món chính và đồ ngọt. Nếu hôm nào trên bàn có bày hai món nóng thì nhất định đó phải là trường hợp ngoại lệ. Điều thú vị là mỗi khi ăn món nguội, bao giờ cũng thấy họ bày lên bàn những lát bánh mì nướng để thựckhách dùng bánh vét sạch thức ăn trong đĩa.

Ảnh: đỗ văn lý
Anh Đỗ Văn Lý và phu nhân tại Thụy Sĩ
Hãy tưởng tượng trong các bữa tiệc ở Trung Quốc giả thử nhìn thấy các vị khách dùng bánh mì vét sạch như lau như li thức ăn còn lại trong đĩa, chắc hẳn chủ nhân nếu không ngất xỉu thì cũng trố mắt lè lưỡi vì ngạc nhiên.

Một lần tôi được mời đến dùng cơm tại nhà một bạn người Thụy Sĩ. Bữa ăn hôm ấy có món chính là món biptết - thịt bê thái sẵn từng miếng để ngay trên bàn, vừa rán vừa ăn. Tôi liếc mắt nhìn thì thấy thịt rất tươi ngon, mỗi miếng to bằng lòng bàn tay. Chủ nhân nói: Mỗi người một miếng, không hơn không kém. Chuyện này tôi nhớ rõ lắm, không thể nào quên được. Phần vì khâm phục sự tính toán chi li căn cơ của chủ nhân, phần vì chạnh lòng nghĩ đến cảnh ở Trung Quốc khắp nơi người ta nhậu nhẹt tràn lan say sưa tối ngày, thức ăn thừa mứa phí phạm không thể nào kể hết sự tốn kém.

Ngân sách nhà nước tính từng đồng


Không thể phủ nhận là người Thụy Sĩ quản lý tiền nong của cải cực kỳ chặt chẽ, có lúc đến là kỳ quặc. Việc quản lý tài chính của các cơ quan nhà nước rất nghiêm ngặt. Điều này tôi thấy rõ qua việc họ thu xếp đón tiếp các phái đoàn Trung Quốc.

Ảnh: đỗ văn lý

Thí dụ từ giờ nào ngày nào cho đến giờ nào ngày nào là do Nhà nước tiếp đãi; thời gian còn lại là do khối doanh nghiệp tiếp đãi; ai tiếp người ấy chịu chi phí. Nếu đón một đoàn lớn thì phía Thụy Sĩ đều thông báo rõ mọi chi tiết như Nhà nước chỉ chi phí tiếp mấy vị khách, mỗi vị bao nhiêu tiền mỗi ngày, Nhà nước hoan nghênh khách đến thăm Thụy Sĩ, nhưng khách phải tự chịu chi phí v.v...

Chẳng nói cũng rõ, cung cách quản lý như vậy gây ra khá nhiều khó khăn cho các nhân viên sứ quán Trung Quốc. Họ phải mất khá nhiều thời gian bàn bạc, thông cảm thậm chí mặc cả với phía Thụy Sĩ.

Nhưng lâu ngày rồi chúng tôi cũng hiểu ra một điều: đối với người Thụy Sĩ, hữu nghị là hữu nghị, còn tiền bạc là tiền bạc.

"Keo kiệt" là mỹ đức


Đại để, từ những chuyện kể trên, người ta đi đến kết luận là dân Thụy Sĩ "keo kiệt". Tôi thêm dấu ngoặc kép vào từ keo kiệt bởi lẽ tôi cho rằng kết luận như thế có phần nông cạn, phiến diện.

Tôi nghĩ rằng cái đó chính là đức tính tốt đẹp của người Thụy Sĩ, là tinh thần dân tộc vĩ đại và đáng quý.

Bà Monica nói rất đúng: những người Thụy Sĩ giàu có đều rất bình dị, không kiêu ngạo, không khoe của. Họ không phô trương sự giàu có của mình qua cách tiêu tiền, mua sắm và ăn mặc.


Nguyên Hải lược dịch theo Tạp chí World Affais